Bạn có nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội giấy tay “ôm tên”! Nhà ở xã hội, với nhiều ưu đãi, có giá chỉ bằng 1/2 nhà thương mại, nghiễm nhiên trở thành sản phẩm được nhiều người săn lùng tìm mua. Nhưng nhà ở xã hội là một loại tài sản đặc biệt hơn so với các loại tài sản khác nên khi mua bán cũng cần đáp ứng những điều kiện đặc biệt.
Theo quy định pháp luật, trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, nhiều cá nhân vì muốn kiếm lời mà chưa hết thời hạn 5 năm đã tiến hành “lách luật” bằng hình thức hợp đồng ủy quyền, di chúc hay hợp đồng hứa mua hứa bán, lập vi bằng… người mua lại nhà ở xã hội có thể gặp nhiều rủi ro về sau. Hãy cùng luật sư tìm hiểu về các rủi ro này.
1. Đối với hình thức lập vi bằng và hợp đồng hứa mua hứa bán
Đây lại loại hình mua bán trong trong tương lai, hay còn hiểu như một hợp đồng đặt cọc, có giá trị khi hai bên tuân thủ nó. Nhưng nếu sau 5 năm, người bán nhà ở xã hội không chịu ký kết hợp đồng mua bán với người mua để sang tên thì người mua chỉ có thể nhận lại khoản tiền đã trả cho người bán (khoản tiền đặt cọc) và một khoản tiền tương đương giá trị khoản tiền đó. Mà hành trình để lấy lấy lại tiền cọc cũng rất khó khăn, có khi phải kiện ra Tòa án. Hay trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện còn có thể bị xử lý theo quy định (chấm dứt hợp đồng mua bán, thu hồi lại căn hộ)
2. Lập di chúc
Lại càng rủi ro vì di chúc thể hiện ý chí của người lập, việc này có thể thay đổi, ngay cả trước khi chết, họ có thể lập di chúc bằng miệng để thay đổi. Do đó, không có gì là chắc chắn nếu bên bán thay đổi nội dung di chúc. Mà kể cả khi di chúc không thay đổi, khi phát sinh thừa kế, bạn cũng có thể vướng vào tranh chấp với những người thừa kế (pháp luật có quy định đối tượng được hưởng thừa kế không theo di chúc…)
3. Đối với hợp đồng ủy quyền
chỉ thực hiện trong phạm vi nhất định và khi xảy ra tranh chấp thì đôi khi vẫn cần phải sự đồng ý của bên ủy quyền gây nhiều rắc rối cho bên nhận được ủy quyền. Đặc biệt, hợp đồng ủy quyền sẽ hết hiệu lực khi cá nhân giao kết hợp đồng mất, vậy bạn thử nghĩ nếu bên bán chết thì hậu quả sẽ như thế nào?
4. Phát hiện sai phạm
Nếu phát hiện trường hợp sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ chấm dứt hợp đồng mua bán, thu hồi lại căn hộ
Vậy khi nào được bán lại nhà ở xã hội cho người khác?
Căn cứ quy định trên thời điểm chủ sở hữu nhà ở xã hội được bán lại nhà ở đó cho người khác được xác định đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp mua nhà ở xã hội để phục vụ mục đích tái định cư thì chủ sở hữu được bán lại sau khi đã thanh toán hết tiền mua nhà ở;
- Đối với các trường hợp còn lại thì chủ sở hữu được bán theo cơ chế thị trường sau khi đủ thời hạn 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư. Nếu chưa đủ thời hạn 5 năm thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) người thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Vậy bạn đang muốn mua nhà ở xã hội cần lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình cũng như tránh mất tiền oan?
Bạn cần tìm hiểu để xem mình có thuộc diện được mua hay không, nếu đủ điều kiện thì thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục quy định.
Hãy các tham khảo bài viết về nhà ở xã hội mà luật sư giỏi tại Quận 7 đã chia sẻ:
- Nhà ở xã hội là gì?
- Điều kiện mua nhà ở xã hội ở TP HCM năm 2023
- Bạn có biết Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội?
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục để mua nhà ở xã hội mới nhất
- 9 Lưu ý khi mua nhà ở xã hội bạn cần nắm
- Danh sách dự án nhà ở xã hội TpHCM sắp triển khai
- Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội
Hoặc đơn giản và dễ dàng nhất là hãy liên hệ với Chúng tôi, Công ty chuyên cung cấp Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ mua nhà ở xã hội (tư vấn thủ tục mua nhà ở xã hội, thuê mua nhà ở xã hội, soạn thảo hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội, tư vấn mua lại nhà ở xã hội …)
Luật sư nhà đất giỏi, uy tín “sẽ lo thay nghĩ hộ” và thực hiện tư vấn thủ tục mua nhà ở xã hội cho đến khi bạn đạt được nguyện vọng.
Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy nhấc máy lên và bấm số điện thoại của văn phòng luật sư tư vấn - Cty Luật BĐS Hưng Vượng về cách mua nhà ở xã hội, và trọn gói dịch vụ làm hồ sơ mua nhà ở xã hội.
- Luật sư, Chuyên gia BĐS Ngô Thị Thanh Thúy
- Số điện thoại: 0379 64 96 64
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq
Bài viết liên quan
Thủ tục mua bán nhà đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các loại thuế, phí khi mua bán nhà đất là gì?
Thủ tục cho tặng đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các trường hợp nào được miễn thuế, miễn lệ phí
Ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà có những điều kiện gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà và một số lưu ý khi viết điều khoản đàm phán
Thuế mua bán nhà đất gồm những loại thuế, phí nào? Số tiền phải nộp thuế là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn thuế?
Bài viết xem nhiều
Thủ tục mua bán nhà đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các loại thuế, phí khi mua bán nhà đất là gì?
Thủ tục cho tặng đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các trường hợp nào được miễn thuế, miễn lệ phí
Ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà có những điều kiện gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà và một số lưu ý khi viết điều khoản đàm phán
Thuế mua bán nhà đất gồm những loại thuế, phí nào? Số tiền phải nộp thuế là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn thuế?