Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội giấy tay “ôm tên”

Đến thủ đô lập nghiệp, ước mơ của nhiều người là có căn nhà để an cư. Với giá căn hộ thương mại ngày càng tăng cao, nên khi được nhân viên môi giới rao bán công khai về nhà ở xã hội, với nhiều ưu đãi, có giá chỉ bằng 1/2 nhà thương mại, nhiều người bất chấp tìm mua sản phẩm này. Nhưng bạn có biết, bạn có nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội giấy tay “ôm tên”.
Theo quy định pháp luật, trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Vậy nếu các bên vẫn muốn thực hiện giao dịch mua bán, vậy bằng cách nào các bên có thể thực hiện được giao dịch này? Khi giao dịch được thực hiện có rủi ro gì đối với các bên hay không?
Hãy cùng luật sư tìm hiểu về các rủi ro này.
- Mua bán nhà ở xã hội thông qua hình thức lập vi bằng
Vi bằng không phải là hình thức hợp pháp của giao dịch đối với tài sản là đất đai, nhà ở. Vi bằng thường được lập để ghi nhận về sự kiện, hành vi của các bên như giao nhận hồ sơ, giao nhận tiền hoặc các sự kiện, hành vi khác được các bên xác lập, không có giá trị ghi nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu. Hiện nay nhiều người lựa chọn sử dụng hình thức này trong một số trường hợp giao dịch không đủ điều kiện
- Mua bán nhà ở xã hội thông qua hình thức hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng đặt cọc
Đây lại loại hình mua bán trong trong tương lai, hay còn hiểu như một hợp đồng đặt cọc, có giá trị khi hai bên tuân thủ nó. Nhưng nếu sau 5 năm, người bán nhà ở xã hội không chịu ký kết hợp đồng mua bán với người mua để sang tên thì người mua chỉ có thể nhận lại khoản tiền đã trả cho người bán (khoản tiền đặt cọc) và một khoản tiền tương đương giá trị khoản tiền đó.
- Mua bán nhà ở xã hội thông qua Lập di chúc
Đây thường là hình thức bổ sung thêm để ngừa rủi ro khi người bán chết. Tuy nhiên di chúc thể hiện ý chí của người lập, việc này có thể thay đổi, ngay cả trước khi chết, họ có thể lập di chúc bằng miệng để thay đổi. Theo quy định bản di chúc nào được lập cuối cùng và là di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật. Do đó, không có gì là chắc chắn nếu bên bán thay đổi nội dung di chúc.
- Mua bán nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền có công chứng chứng thực
Đây là hình thức phổ biến được các bên lựa chọn khi nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện để mua bán bởi thủ tục đơn giản, chi phí thấp mà vẫn đáp ứng được mong muốn của các bên. Bên bán có thể bàn giao nhà cho bên mua và nhận tiền hoặc bên mua thì có thể vẫn được quản lý và sử dụng nhà và có các đặc quyền như người chủ sở hữu.
Hình thức này cũng mang lại khá nhiều rủi ro đặc biệt là đối với người mua. Do bản chất của ủy quyền chính là đại diện, nên trong trường hợp này người mua thực chất chỉ là đang đại diện người bán thực hiện các quyền của chủ sở hữu căn hộ, chứ không được ghi nhận là chủ sở hữu căn hộ đó, trong khi người bán có thể đã phải thanh toán hết toàn bộ số tiền mua bán căn hộ.
Ngoài ra bên bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào (trả thù lao cho bên được ủy quyền và bồi thường thiệt hại nếu có); nếu ủy quyền không có thù lao thì chỉ cần báo trước một thời gian hợp lý. Đặc biệt, hợp đồng ủy quyền sẽ hết hiệu lực khi cá nhân giao kết hợp đồng mất, vậy bạn thử nghĩ nếu bên bán chết thì hậu quả sẽ như thế nào? bạn sẽ không còn bất cứ quyền lợi gì với căn hộ đó. Khi đó, tình trạng tranh chấp có thể xảy ra giữa bạn và những người thừa kế của người bán
Nên trước khi tiến hành bạn cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hoặc có sự tư vấn của luật sư có chuyên môn để hạn chế tối đa rủi ro. Hãy liên hệ với Công ty Luật BĐS Hưng Vượng, Công ty chuyên cung cấp Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ mua nhà ở xã hội (tư vấn thủ tục mua nhà ở xã hội, thuê mua nhà ở xã hội, soạn thảo hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội, tư vấn mua lại nhà ở xã hội …)
Luật sư nhà đất giỏi, uy tín “sẽ lo thay nghĩ hộ” và thực hiện tư vấn thủ tục mua nhà ở xã hội cho đến khi bạn đạt được nguyện vọng.
Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy nhấc máy lên và bấm số điện thoại của văn phòng luật sư tư vấn - Cty Luật BĐS Hưng Vượng về cách mua nhà ở xã hội, và trọn gói dịch vụ làm hồ sơ mua nhà ở xã hội.
- Luật sư, Chuyên gia BĐS Ngô Thị Thanh Thúy
- Số điện thoại: 0379 64 96 64
- Youtube: https://bit.ly/hvbdspq