Chiều 13/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi. Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành từ ngày 3/1 đến hết ngày 15/3/2023.
Đối tượng lấy ý kiến gồm người Việt Nam trong và ngoài nước; bộ, ngành; TAND tối cao; VKSND tối cao; Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Nhà nước ở địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu...
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật...
Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Cụ thể, việc lấy ý kiến nhân dân tập trung vào nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; trường hợp, tiêu chí, điều kiện thu hồi đất; việc lập và thực hiện khu tái định cư; hình thức lấy ý kiến và trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình khi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; nguyên tắc áp dụng pháp luật; quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu về đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai...
Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội.
Ủy ban Kinh tế (cơ quan chủ trì thẩm tra) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp, giải trình tiếp thu các ý kiến góp ý và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Theo: Hải Nam
Bài viết liên quan
Tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở được không? Nếu được thì quy trình và thủ tục như thế nào?
Tôi muốn kí hợp đồng mua bán nhà đất với bên mua, tuy nhiên hiện nay nhà đất của tôi đang được thế chấp tại ngân hàng thì phải làm sao?
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực văn bản hành chính khác. Như vậy việc mua bán nhà thông qua hình thức lập vi bằng là không đúng theo quy định của pháp luật.
Đầu tư bất động sản vẫn là ngành hấp dẫn, nhưng cần phải tập trung vào các loại bất động sản có nhu cầu ở và kinh doanh thật sự. Đây cũng là hướng đi cho các công ty bất động sản trong giai đoạn tới.
Bài viết xem nhiều
Thủ tục mua bán nhà đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các loại thuế, phí khi mua bán nhà đất là gì?
Thủ tục cho tặng đất gồm những gì? Công chứng ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Các trường hợp nào được miễn thuế, miễn lệ phí
Ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà có những điều kiện gì? Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà và một số lưu ý khi viết điều khoản đàm phán
Thuế mua bán nhà đất gồm những loại thuế, phí nào? Số tiền phải nộp thuế là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn thuế?